Fanpage Facebook
Video Giới Thiệu
Video Giới Thiệu
Video Giới Thiệu
Video Giới Thiệu
Video Giới Thiệu
Video Giới Thiệu
Thống kê
Tổng truy cập
Trong tháng
Trong tuần
Trong ngày
Trực tuyến
Đối tác trái

May gia công xuất khẩu, cánh cổng rộng mở vào TPP

Dệt may hưởng lợi nhiều nhất

Bộ Công Thương vừa có tờ trình Chính phủ phê chuẩn Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Không chỉ là một FTA, với quy định bao trùm nhiều vấn đề trên diện rộng, TPP còn được biết đến là một FTA chất lượng cao, toàn diện với mức độ cam kết sâu nhất từ trước đến nay và có ảnh hưởng tới quyền lợi và nghĩa vụ của Việt Nam với mức độ cao hơn và đặc thù so với các FTA đã ký kết.

Theo tính toán, Việt Nam sẽ là nước hưởng lợi nhất trong số 12 nước tham gia TPP. Tại ngành dệt may, các nước tham gia TPP là đối tác xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, đặc biệt là Mỹ và Nhật. 40% giá trị hàng hóa của Việt Nam được xuất khẩu sang 11 nước trong TPP. Việt Nam xuất khẩu chủ yếu các mặt hàng quần áo dệt may và da giầy sang các nước trong TPP, chiếm 31% tổng giá trị. Đặc biệt, Việt Nam là nước xuất khẩu hàng dệt may đứng thứ hai (chỉ sau Trung Quốc) vào thị trường Mỹ và thứ ba vào thị trường Nhật.

Theo Bộ Công Thương, dệt may sẽ là ngành hưởng lợi nhiều nhất do hiện tại thuế suất vào thị trường các nước TPP mà Việt Nam chưa ký FTA đang ở mức khá cao, như Hoa Kỳ (17,5%), Canada (17%), Mexico (30%), Peru (17%). Theo đó, kim ngạch xuất khẩu dự kiến có thể tăng 30 - 40% ngay trong năm đầu tiên và sau khoảng 3 - 4 năm, kim ngạch sẽ tăng gấp đôi. Dự kiến, kim ngạch sẽ đạt 16 tỷ USD ngay năm 2018 (tăng 3 tỷ USD) và tới năm 2020 sẽ đạt khoảng 20 tỷ USD (tăng thêm 5,5 tỷ USD). Đi cùng với tăng trưởng kim ngạch như dự kiến, có thể tạo thêm hàng triệu việc làm mới.

Ngoài ra, sau khi gia nhập TPP, cơ cấu nhập khẩu nguyên liệu đầu vào của các DN dệt may Việt Nam sẽ có sự thay đổi lớn, chuyển dịch nguồn cung sang các nước trong TPP, giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc và Đài Loan. Tuy không được hưởng thuế suất 0%, một số DN dệt may sẽ được hưởng lợi gián tiếp từ việc gia tăng các đơn hàng của các doanh nghiệp nước ngoài để gia công.

Cửa thì rộng nhưng…

Cánh cửa cơ hội mà TPP mang lại cho ngành dệt may rất rộng. Tuy nhiên, song hành với đó là những thách thức cũng lớn và để có thể hưởng lợi thực sự không phải là dễ dàng.

Khó khăn lớn nhất hiện nay là phần nguyên phụ liệu. Hiện, nguyên liệu bông trong nước chỉ cung cấp được từ 1 - 3% cho sản xuất sợi. Còn nguyên liệu vải chỉ cung cấp được từ 20 - 25% cho ngành may nội địa và xuất khẩu. Có đến 70% nguyên phụ liệu của ngành là hàng nhập khẩu, trong đó đa phần nhập khẩu từ những nước chưa ký kết TPP như Trung Quốc.

 

Bình luận