Đồng phục công sở giờ đây đã quá phổ biến đến từng lĩnh vực, ngành nghề chứ không riêng giới công sở.
Trước hết, tạm tìm hiểu khái niệm "thời trang": Thời trang là một khái niệm áp dụng cho một người thường mặc những bộ trang phục thịnh hành ở một thời điểm nào đó, nhưng khái niệm này lại thường là chỉ tới một sự biểu hiện cá nhân thông qua trang phục. Những từ như "hợp thời trang" hay "không hợp thời trang" là từ dùng để diễn tả một ai đó hợp hay không hợp với trào lưu biểu hiện thịnh hành. Thời trang là một trong những đại diện cho nền văn minh của nhân loại. Khái niệm thời trang thường được hiểu theo nghĩa tích cực, dùng để biểu tả vẻ đẹp, sự quyến rũ và phong cách. Đôi khi khái niệm này cũng có nghĩa tiêu cực như để mô tả một trào lưu nhất thời, mang tính kỳ cục.
Với khái niệm trên, vậy thì ai là người sẽ tạo ra "trào lưu thịnh hành" để cho những người khác cảm nhận nó và theo nó để được cho là "hợp thời trang". Bạn chú ý đến các nguồn gây "trào lưu" như sau:
1. Trào lưu từ Phim ảnh, diễn viên điện ảnh, ca sỹ:....hay nói tóm lại là những gì được nhiều người xem nhất. 1 ca sỹ nổi tiếng, diễn viên nổi tiếng xuất hiện trên thảm đỏ để quảng cáo cho 1 bộ phim bom tấn, người mẫu ảnh sexy nổi tiếng với bộ trang phục đồ tắm mới nhất....tất cả đều cần đến 1 nhà thiết kế nổi tiếng; và nhà thiết kế này lại phải thiết kế và tìm ra 1 loại chất liệu, màu sắc sao cho phù hợp với đối tượng đó. Mà kiểu thiết kế cũng như màu sắc cho đối tượng mới thì phải không trùng lặp với kiểu thiết kế và màu sắc của đối tượng cũ...điều này dẫn đến tạo ra xu hướng thiết kế và màu sắc mới.
2. Chu kỳ của "trào lưu": có nghĩa là sẽ có 1 khoảng thời gian nhất định, từ lúc nó sinh ra, thịnh hành, cao trào, thoái trào (hết mốt); thường có thời gian khoảng 1 năm hoặc lâu hơn tùy từng thời kỳ phát triển của xã hội...và rồi lâu lâu sau nó lại được quay trở lại nhưng với một vài chi tiết được thay đổi. Ví dụ như: mốt quần ống loe rất thịnh hành từ những năm 70 của thế kỷ trước, sau đó thì đến khoảng năm 1995-2000 thì nó lại được quay lại.
3. Do Nhà thiết kế nổi tiếng đã "cạn" ý tưởng mới: Giới sản xuất kinh doanh mặt hàng thời trang hàng năm đều rất ngóng lòng chờ đợi những mẫu thiết kế mới (đều được giữ bí mật cho đến khi công bố), ngay cả những nhà sản xuất nguyên liệu cho những nhà thiết kế này cũng phải đau đầu khi phải đáp ứng những đòi hỏi mới về thay đổi loại vải (chất liệu, màu sắc) sao cho theo đúng yêu cầu của nhà thiết kế. Bản thân họ cũng phải gợi ý sử dụng những loại chất liệu cũ và cố gắng đáp ứng về màu sắc mới. Ngay cả nhà thiết kế khi đã không còn gì mới nữa thì họ lại có xu hướng là xem lại cái cũ để có thêm ý tưởng về thiết kế, đôi khi họ lại dùng luôn những mẫu đã thiết mà chưa được công bố và cải đi một vài chi tiết cho phù hợp với thiết kế đề ra. Và như thế, một lần nữa là "trào lưu" cũ lại có cơ hội trờ lại thành "trào lưu" mới.
Ai cũng muốn mình "hợp thời trang". Nhất là phái nữ, khi xuất hiện chỗ đông người thì đều muốn mình là người được chú ý nhiều nhất. Và trang phục là dễ gây chú ý nhất.
Thời trang thì có thể mỗi ngày mặc một bộ mới, cho đến khi hết mốt thì lại thay loại mới hợp mốt hiện tại.
Nhưng đồng phục thì lại khác, mặc suốt cho đến khi lãnh đạo của họ đồng ý thay đổi thiết kế.
Đồng phục công sở thường gắn theo cái gọi là "nhận diện thương hiệu" của mỗi đơn vị. Ví dụ một đơn vị có Logo màu Cam và xanh, thì chắc chắc là đồng phục sẽ có sự xuất hiện của 2 màu đó, chỉ có là cách thể hiện màu sắc thế nào thôi điều này còn phụ thuộc vào nhà thiết kế trang phục đó.
Thiết kế đồng phục công sở tưởng dễ mà lại rất khó, dễ là ở chỗ kiểu dáng quần áo đều là dạng cơ bản (dễ cho nhà may thôi), còn lại rất khó cho những người phải mặc nó, bởi vì: người béo, gầy, cao, thấp, da nâu hay sáng, hay da đen đều phải mặc chung một kiểu thiết kế đó. Đặc biệt là vòng đời của thiết kế phải thật lâu, để người mặc cảm thấy tự tin khi xuất hiện đám đông (nhiều đồng phục xấu quá, nhân viên chỉ mặc khi đi làm do bắt buộc), mà thiết kế này phải không đụng với các đơn vị khác, vân vân...
Đồng phục công sở phải thể hiện được đẳng cấp của đơn vị đó, thể hiện sự chuyên nghiệp, hay sự tin tưởng của đối tác khi tiếp xúc, như vậy mới nâng được vị thế cũng như thương hiệu của đơn vị. Đây cũng là bài toán khó mà các nhà thiết kế phải có lời giải khi nhận thiết kế đồng phục cho đối tác.